GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

BẬT MÍ Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT CỦA CÁC MÀU SẮC TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA

Cuộc đời sẽ trở nên tẻ nhạt biết bao nếu thiếu đi sắc màu” (Gorki). Những gam màu không chỉ là yếu tố giúp cuộc đời thêm tươi tắn mà còn là nhân tố thay đổi tâm trạng của mỗi con người. Sẽ chẳng thể nào buồn bã nếu không gian trước mặt toàn sắc hồng mộng mơ. Và cũng chẳng thể cười vui nếu thế giới chung quanh nhuộm màu u tối. Mỗi màu sắc đều mang trong mình ý nghĩa và giá trị thiêng liêng của nó. Vậy, các màu sắc có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của dân tộc Trung Hoa, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

1. Màu đỏ

Với người Trung Quốc, màu đỏ là một màu sắc quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt trong những dịp lễ trọng đại.

Màu đỏ là màu sắc đại diện cho Hoả – Lửa. Với người Trung Quốc màu đỏ là biểu tượng của may mắn và niềm vui. Bạn sẽ thấy màu Đỏ ở khắp mọi nơi trong ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc.

Một số người dùng mực đỏ để viết thư chia tay hoặc viết lời chia buồn khi một người thân hay bạn bè vừa mới mất. Vậy nên khi viết thư tình, bạn chỉ nên dùng mực đen hoặc xanh thôi nhé!

Đặc biệt, trong ngày Tết, người Trung Quốc thường dùng những phong bao lì xì có màu đỏ rực rỡ để chúc cho các em nhỏ và người già sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn. Điều này đã chứng tỏ được ý nghĩa của màu đỏ trong cuộc sống của mỗi người dân Trung Hoa phải không nào?

 2. Màu đen

Màu đen trong tiếng Trung đại diện cho Thuỷ – Nước. Người Trung Hoa cổ đại coi màu đen là vua của màu sắc. Ngày nay, văn hoá Trung Quốc lại gắn màu này với ma quỷ và sự đau buồn. Nó đại diện cho vận xui và không được phép mặc tới các sự kiện quan trọng vì họ cho rằng điều đó mang đến những điều xui xẻo.

 3. Màu trắng

Màu trắng trong tiếng Trung cũng được gắn với Kim – Kim loại, đại diện cho sự tươi sáng, trong trắng và sự viên mãn.

Và có một điều thú vị đó chính là khi đến tham dự một đám tang của người Trung Quốc hãy mặc màu trắng. Với người Trung Quốc màu trắng là màu của sự tang tóc và khiến người ta liên tưởng đến cái chết.

 4. Màu vàng

Bên cạnh màu đỏ, màu vàng cũng là sắc màu tượng trưng cho sự may mắn, nên bạn sẽ thường thấy màu này được dùng bên cạnh màu đỏ.

Đặc biệt theo người Trung Quốc xưa, màu vàng đại diện cho quyền lực, hoàng gia và sự phồn vinh. Trong hoàng cung xưa kia, màu vàng chính là biểu tượng của Hoàng đế.

 5. Màu xám

Màu xám trong tiếng Trung đại diện cho sự khiêm tốn và khiêm nhường.

Trong thời đại ngày nay màu xám trong tiếng Trung có thể được dùng để miêu tả một thứ gì đó đen tối, đã bị ô uế hoặc đại diện cho thời tiết, tâm trạng u ám.

 6. Màu tím

Màu tím trong văn hoá Trung Hoa cổ đại đại diện cho sự linh thiêng và bất tử. 

Cho đến ngày nay, màu tím trong tiếng Trung thường được dùng để thể hiện sự thiêng liêng, vĩnh cửu của tình yêu. Thế hệ trẻ thường mượn màu tím để khẳng định sự chân thành của mình trong tình yêu.

Mong rằng bạn sẽ tìm được cho mình một gam màu yêu thích và luôn vui vẻ trên hành trình học tiếng Trung của mình.

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Những truyền thuyết bí ẩn xoay quanh Vạn Lý Trường Thành: Kỳ quan in dấu bao nỗi buồn và nước mắt

Công trình vĩ đại bậc nhất thế giới này không chỉ thu hút khách du lịch bởi sự tráng lệ hùng vĩ mà còn vì những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn xung quanh nó.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

5 bí ẩn cổ đại vẫn mãi là bí ẩn của Trung Quốc

TTO - Ngoài Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung cùng nhiều công trình nổi tiếng đứng sừng sững tới tận ngày nay, Trung Quốc cũng sở hữu không ít những địa điểm thú vị nhưng vẫn mãi là bí ẩn.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí