GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

TÊN GỌI CHỮ HÁN

***

    Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều TiênNhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.

Tại Trung Quốc, trước thời nhà Tần, chữ Hán được gọi là “văn” 文 hoặc “danh” 名. Từ nhà Tần cho đến trước khi tên gọi “Hán tự” 漢字 (chữ Hán) trở nên phổ biến chữ Hán thường chỉ được gọi là “văn” 文, “tự” 字 hoặc “văn tự” 文字. Theo sách “Thuyết văn giải tự” (說文解字) do Hứa Thận biên soạn vào thời Đông Hán thì giữa “văn” 文 và “tự” 字 vốn là có sự phân công ý nghĩa, chứ không phải là hoàn toàn đồng nghĩa. “Văn” 文 là chỉ chữ tượng hình và chỉ sự, “tự” 字 là chỉ chữ hình thanh và hội ý. Về sau người ta không còn phân biệt “văn” 文 và “tự” 字 nữa, chữ viết dù thuộc loại gì cũng đều có thể gọi là “văn” 文 hoặc “tự” 字.[3]

Các tên gọi dùng để chỉ chữ Hán đã nêu ở trên đều có nghĩa là “chữ, chữ viết”, chúng không phải là tên gọi chuyên chỉ chữ Hán.

Tên gọi “Hán tự” 漢字 xuất hiện sớm nhất là trong Kim sử, một bộ sách sử được biên soạn vào thời nhà Nguyên.Tuy nhiên khi đó “Hán tự” 漢字 không phải là một tên gọi phổ biến của chữ Hán. Chỉ cho đến thời cận đại (tại Trung Quốc đại lục lịch sử Trung Quốc cận đại thường được tính là từ năm 1840 đến năm 1949) tên gọi “Hán tự” 漢字 mới dần dần được biết đến và sử dụng rộng rãi.

Tại Việt Nam, trước thời Pháp thuộc, người Việt thường chỉ gọi chữ Hán là “chữ” hoặc “văn tự”. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (thế kỷ XVII) đã giải nghĩa từ "chữ" của tiếng Việt bằng tiếng Bồ Đào Nha và La-tinh là chữ Trung Quốc.

Từ “chữ” trong tiếng Việt là âm Hán Việt cổ của chữ “tự” 字, bắt nguồn từ âm đọc trong tiếng Hán thượng cổ của chữ này.

Nguồn: Sưu tầm

 

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Chữ Hán Ở Các Nước

Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm . Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Cấu Tạo Của Chữ Hán

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Sự Phát Triển Của Chữ Hán

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí