GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

Tìm hiểu nét đẹp văn hóa qua các trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của mỗi quốc gia không chỉ được toát lên từ danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thế giới ẩm thực đa dạng, phong phú mà còn được thể hiện từ các trang phục truyền thống của mỗi quốc gia. Có người mê mẩn thiết kế tinh tế của áo dài Việt Nam, có người lại say đắm vẻ đẹp quyến rũ của Hanbok và có những người lại không thể rời mắt trước nét độc đáo của Kimono. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nét đẹp của văn hóa của các quốc gia qua các trang phục truyền thống nhé!

1. Áo dài

Thật ra đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam đã được bắt đầu chính xác từ đâu nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử hào hùng hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung khẳng định bộ quốc phục này đã xuất hiện vào giai đoạn 38 – 42 sau công nguyên. Người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Hán. Để có được một chiếc áo dài mang đậm nét văn hóa đặc trưng bộ trang phục này đã phải trải qua nhiều giai đoạn biến thể khác nhau. 

Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu cho đến nay. Chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành bộ quốc phục mang hơi thở dân tộc, tôn vốn, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi chiếc áo dài đều đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo cho người phụ nữ  mà không một bộ trang phục nào mang lại được.

Ngày nay, vào những dịp Tết đến Xuân Về, các kỳ lễ hội, nghi thức lễ cưới hoặc tại các văn phòng cơ quan làm việc đều sử dụng chiếc áo dài truyền thống này. Khắp mọi miền lãnh thổ cho dù đi đến đâu bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy bộ quốc phục của đất nước Việt Nam.

2. Hanbok

Lịch sử Hanbok gắn liền với lịch sử Hàn Quốc qua nhiều triều đại và vẫn mang nhiều giá trị thiêng liêng cho đến tận ngày nay. Trước đây, Hanbok là loại trang phục đời thường của người dân xứ sở Kim Chi. Theo dòng lịch sử với nhiều biến động, trang phục này có nhiều đổi thay. Hanbok là đại diện cho những giá trị truyền thống lâu đời và văn hóa của người Hàn Quốc

Ngày nay, người dân Hàn Quốc đều sở hữu ít nhất một bộ Hanbok để mặc vào các dịp đặc biệt như ngày đầu năm mới, sinh nhật, lễ cưới,… Ngoài ra, trang phục này còn được mặc trong tang lễ và nghi thức tôn giáo.

3. Kimono

Kimono theo nghĩa là “đồ để mặc”, nhưng theo thời gian và sự đặc biệt trong thiết kế, nó được bạn bè Quốc tế lấy luôn với tên gọi Kimono. Kimono của nam và nữ có sự khác biệt về họa tiết. Áo Kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Còn Kimono cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối, có in gia huy của dòng họ, thường thì màu đen là màu sang trọng nhất.

Nhìn vào màu sắc Kimono, ta có thể dễ dàng nhận biết vị trí xã hội hay tuổi tác của người mặc. Những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng. Màu sắc của Kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm. Trước khi mặc Kimono, phải mặc một bộ áo lót trong, thường là màu trắng, để tránh làm bẩn Kimono. Một bộ Kimono hoàn chỉnh, không thể thiếu các phụ kiện đi kèm như: thắt lưng, trâm cài đầu, guốc gỗ.

4. Hán phục

Trang phục này đã tồn tại được hơn 3000 năm trước, với một chiêm y bên trong, phía ngoài là áo dài hẹp, dài đến tận chân, ở giữa được thắt một dây đai. Còn riêng phụ nữ, thì áo ngoài chỉ đến đầu gối, phía dưới họ thường mặc quần hoặc váy. Trang phục này được làm từ tơ lụa, sơn màu đỏ hoặc xanh lục là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.

Hán Phục dần dần bị biến mất vào triều đại nhà Thanh. Cho đến năm 2003, khi thời đại của công nghệ phát triển vượt bậc, thì thế hệ trẻ ngày nay đã hồi sinh trang phục truyền thống này thông qua các trang mạng xã hội. Mặc dù vậy, chi phí để đưa Hán Phục quay trở lại khá là cao và có nhiều cuộc tranh luận bất đồng ý kiến về quan điểm “Thế nào là một Hán Phục tiêu chuẩn”. Bên cạnh đó, họ đem trang phục này trở lại là vì trào lưu chụp ảnh nghệ thuật, còn việc diện chúng đi ra ngoài đường thì có lẽ chỉ xuất hiện trong các dịp tết, ngày lễ.

5. Sườn xám

Sườn xám là trang phục thể hiện được tuyệt vời nhất vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Quốc. Người ta cho rằng sườn xám ra đời ở Thưởng Hải vào những năm 1920. Vào thời điểm đó, Thượng Hải chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phương Tây trong cả văn hóa và chính trị. Làn sóng nữ quyền diễn ra mạnh mẽ, người ta thay đổi sự bảo thủ trong khuôn mẫu trang phục cũ, có xu hướng bớt rườm rà hơn, thanh lịch và tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. Nhiều quan điểm cho rằng, sườn xám là sự pha trộn giữa trang phục của phụ nữ nhà Thanh và trang phục của phụ nữ thời Dân Quốc, tuy nhiên phần đông nhất trí rằng sườn xám là chỉ trang phục của phụ nữ thời Trung Hoa Dân Quốc, từ sau những năm 1920.

Sườn xám không được mặc như trang phục hàng ngày mà được diện vào những dịp lễ quan trọng như Tết cổ truyền, cưới hỏi, trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Ngày nay, các giáo viên nữ, hiệu trưởng cũng mặc sườn xám trong kỳ thi Đại học, các bà mẹ chờ con bên ngoài cũng mặc sườn xám với hi vọng con mình sẽ đạt được kết quả cao trong kỳ thi. Dù đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng đến nay, sườn xám vẫn tồn tại và trở thành biểu tượng của vẻ đẹp trường tồn với thời gian.

 

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

KHAI TRƯƠNG TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ GMG HÀ NAM

Khai trương trung tâm đào tạo tiếng Trung tại Hà Nam

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

HỌC TIẾNG TRUNG CÓ KHÓ KHÔNG

Các lưu ý khi học tiếng Trung

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Tết Trung thu ở Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan

Hãy cùng gioitiengtrung.vn tìm hiểu về những sự khác biệt đặc trưng về cách đón tết, phong tục của các quốc gia nhé!

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí