Tháng 8 ghé mảnh đất thủ đô với cơn gió mơn man khẽ gợn mặt hồ, trút cơn mưa đầu mùa tí tách gửi sợi thương, sợi nhớ. Sương khói chiều thu bảng lảng vương vấn phố thị - nơi kinh qua mấy ngàn năm lịch sử, dẫn lối ta về hồi ức một thời nay chỉ còn vang bóng, vội vã hằn in bước chân năm tháng. Nhớ về tháng 7 âm lịch với bao kỷ niệm buồn vui lẫn lộn, với những ngày lễ mang đậm bản sắc Trung Hoa chẳng thể nào trộn lẫn.
Lễ cô hồn (鬼节/中元节)
Thời gian diễn ra: 15 tháng 7 Âm lịch
Cội nguồn ngày lễ: Người dân nhiều vùng ở Trung Quốc đón Lễ cô hồn vào rằm tháng 7 âm lịch với những tục lệ riêng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất. Hơn thế, đây còn là dịp lễ lớn theo phong tục của người dân Trung Quốc.
Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 lịch Mặt Trăng (tháng cô hồn) là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn quay trở về dương gian. Nhiều người coi đây là tháng đáng sợ nhất trong năm. Họ quan niệm không nên bơi lội hoặc đi một mình vào ban đêm để tránh xui xẻo.
Nét đẹp văn hóa: Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, 3 lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo.
Đặc biệt, đến ngày Lễ cô hồn, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất. Việc làm này được xuất phát bởi niềm tin, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến các công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống.
Hình ảnh minh họa:
Lễ Thất Tịch (七夕节)
Thời gian: Mùng 7 tháng 7 Âm lịch
Cội nguồn ngày lễ: Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa dần dần trở thành một nét văn hóa, truyền thống vô cùng đặc trưng của Trung Quốc. Dù sau thời gian có chảy trôi thì ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ vẫn luôn giữ được những giá trị vô giá của nó.
Nét đẹp văn hóa: Đến nay, Lễ Thất Tịch được xem như là ngày lễ tình nhân ở Trung Quốc. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Ngoài ra, vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là hành động cầu duyên. Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững. Bạn có thể tích lũy cho mình nhiều từ vựng từ ngày lễ này.
Hình ảnh minh họa:
Lễ Vu Lan (盂兰节)
Thời gian diễn ra: 15 tháng 7 Âm lịch
Cội nguồn ngày lễ: Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).
Nét đẹp văn hóa: Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Hình ảnh minh họa:
Bạn đã biết những ngày lễ nào trong những ngày lễ kể trên. Mỗi ngày lễ bắt nguồn từ những câu chuyện khác nhau, mang những màu sắc khác nhau nhưng tựu chung lại đều mang bản sắc của đất nước Trung Hoa. Hiểu hơn về đất nước cũng là cách yêu thêm ngôn ngữ mình đang học. Chúc các bạn thành công trên con đường học tiếng Trung của mình!
Hãy cùng gioitiengtrung.vn tìm hiểu về những sự khác biệt đặc trưng về cách đón tết, phong tục của các quốc gia nhé!