GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

SẮC MÀU VĂN HÓA QUA NGÀY TẾT TRUNG THU CỦA TRUNG QUỐC

"Chỉ nguyện cho đời người trường cửu - Ngàn dặm cùng ngắm ánh trăng thanh". Đây có lẽ là những vần thơ đẹp nhất viết về đêm rằm tháng 8 của thi sĩ tài hoa Tô Đông Pha. Dù thời gian có chảy trôi, dù cuộc sống có bộn bề phức tạp, thế nhưng Tết Trung Thu vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy. Hôm nay, hãy cùng Gioitiengtrung.vn tìm hiểu những nét đặc sắc của ngày tết Trung Thu tại đất nước Trung Quốc nhé!

Mục lục bài viết:

  • Truyền thuyết ngày tết Trung Thu
  • Nét đẹp truyền thống
  • Nét khác biệt so với Việt Nam
  • Ý nghĩa


Truyền thuyết về ngày tết Trung Thu

Là một ngày lễ lớn ở đất nước Trung Quốc, ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ những truyền thuyết từ thời xa xưa nhưng lại mang những ý nghĩa sâu sắc. Bàn về sự tích ngày lễ này, người Trung Quốc nhắc đến 2 truyền thuyết:

  • Thuyết “Đường Minh Hoàng du nguyệt cung” 

Trong quyển “Khai Nguyên di sự” ở thời Đường ghi rằng:“Đêm Trung thu, Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi đến hồ Thái Dịch ngắm trăng, quan lại và dân chúng bắt chước theo, hình thành tập tục ngắm trăng vào đêm Trung thu.”

  • Thuyết “Thường Nga bôn nguyệt”
    Hằng Nga còn gọi là Thường Nga, là con thứ bảy của Tây Vương Mẫu, cũng là người nhỏ tuổi nhất trong bảy tiên nữ, là vợ của Hậu Nghệ. Hằng Nga trong quá trình tu trì đã yêu Hậu Nghệ, dạy phép bí truyền nên tiên cho Hậu Nghệ, bị thiên đình phạt làm người phàm. Vì không thể trở về thiên đình gặp lại mẹ và các chị, vì thế mỗi lúc trăng tròn thường nhớ đến bạn bè thân thích tại thiên đình. Tây Vương Mẫu vì không thể gặp lại con gái cưng của mình nên rất bất mãn thiên đình, thế là bà phát động chiến tranh chống thiên đình. Hậu Nghệ có được liều thuốc bất tử từ Tây Vương Mẫu, ai dùng thuốc này sẽ không bao giờ chết và được lên trời làm thần tiên. Hằng Nga biết được bèn trộm dùng hết liều thuốc đó, trở thành tiên nữ và bay đến cung trăng. Dân chúng biết Hằng Nga lên cung trăng thành tiên, bèn làm bàn thờ cúng tế, cầu xin bình an cát tường. Từ đó, ngày này được lấy làm ngày tết Trung Thu của Trung Quốc.

Nét đẹp truyền thống

Ngày Tết Trung Thu không chỉ là dịp hiếm hoi để gia đình có cơ hội đoàn viên mà còn là ngày lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa.

  1. Phong tục ngắm trăng

Trong ngày Trung thu, người Trung Quốc cổ đại có phong tục ngắm trăng. Theo các ghi chép lịch sử Trung Hoa, họ thường có buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời Chu, cứ đến rằm, nhân dân đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn lễ họ bày biện rất nhiều thứ như: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho... Trong đó, không thể thiếu bánh Trung thu và dưa hấu. Đặc biệt, dưa hấu còn phải tỉa thành hình hoa sen, có như vậy mới mang đến được bình an cho mọi người.

Sau thời Minh Thanh, tập tục ngắm trăng vẫn được duy trì như cũ, có nhiều nơi còn hình thành tục lệ thắp hương cầu khấn, dựng cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, đi dạo dưới trăng và biểu diễn múa lân…

  1.  Phong tục ăn bánh trung thu

Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu. Ban đầu, bánh trung thu là vật cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho sự sum họp, đoàn viên.

Yếu tố tạo nên điểm đặc biệt của bánh trung thu Trung Quốc đó chính là vỏ bánh được in nhiều hình cầu kỳ bắt mắt: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Sáng tạo nên những chiếc bánh bắt mắt là cách để người dân thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

  1. Phong tục thả đèn 

Mỗi dịp Trung Thu đến, phong tục thả đèn xuống sông có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. Người Trung Quốc thường dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền… sau đó thắp một ngọn nến, thành tâm cầu nguyện rồi thả xuống sông hồ. Chiếc đèn như sứ giả chuyên chở ước mơ và hoài bão, đưa khát khao của họ cập bến bờ tương lai.

  1. Phong tục tế trăng

Tương truyền vào thời Tề, có một cô gái dung mạo xấu xí tên là Chung Vô Diệm nhưng từ nhỏ cô đã rất thành kính cầu khấn thần mặt trăng. Khi trưởng thành, nhờ tài đức xuất chúng cô ấy được tuyển vào cung, song chưa bao giờ cô có được sự sủng ái của nhà vua. Nhưng vào đêm rằm tháng 8, đi dạo dưới ánh trăng nhà vua đã gặp cô, ông cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của cô gái này nên đã lập cô làm Hoàng hậu, cũng từ đây tục cúng thần mặt trăng ra đời. Các thiếu nữ tế trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng.

 

Nét khác biệt so với Việt Nam

Điểm khác biệt

Trung Quốc

Việt Nam

Nguồn gốc

Ra đời vào đời nhà Thương khoảng thế kỷ 10 TCN. Lúc bấy giờ người xưa chưa đặt tên cho nó là “tết Trung Thu” mà gọi là lễ hội ăn mừng mùa màng bội thu vào Rằm tháng 8. Thuật ngữ “tết Trung Thu” chính thức ra đời vào thời nhà Chu

Theo các tài liệu cổ xưa tết Trung Thu được chính thức tổ chức từ đời nhà Lý tại kinh đô Thăng Long với hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

Tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng

Mặt trăng là biểu tượng của phồn sinh gắn liền hình ảnh sinh con đẻ cái của người phụ nữ. Mặt trăng mang phần âm, đại diện cho nữ giới.

Rằm tháng 8 là khi mặt trăng đẹp và sáng nhất. Lúc này mùa vụ đã kết thúc nên người nông dân có thể thảnh thơi thưởng trăng, hòa mình với đất trời.

Phong tục chơi đèn lồng

Thường dùng đèn lồng dạng xếp tròn có màu đỏ vào đêm trăng Rằm. Họ cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, yên bình cũng như biểu tượng cho khả năng sinh sản. Đèn lồng của người Trung Quốc mang biểu tượng cho sự may mắn, bình an và hạnh phúc.

Đèn lồng được tô điểm bởi các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như cành đào, hoa mai, nhánh trúc, chữ thư pháp hay các di tích văn hóa lịch sử. Đèn lồng của người Việt là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp.

Ý nghĩa

Đây cũng là ngày mà mọi người dùng ăn mừng một vụ mùa bội thu; đồng thời hi vọng trong năm tới, những ước mơ và hy vọng của họ cũng sẽ được viên mãn như ánh trăng rằm. Tết Trung thu còn mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng của con người đối với thiên nhiên. Đồng thời còn khẳng định sự gắn kết giữa con người với con người, đề cao tình cảm gia đình mà tất cả chúng ta đều phải cố gắng trân trọng và gìn giữ.

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

KHAI TRƯƠNG TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ GMG HÀ NAM

Khai trương trung tâm đào tạo tiếng Trung tại Hà Nam

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

HỌC TIẾNG TRUNG CÓ KHÓ KHÔNG

Các lưu ý khi học tiếng Trung

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Tết Trung thu ở Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan

Hãy cùng gioitiengtrung.vn tìm hiểu về những sự khác biệt đặc trưng về cách đón tết, phong tục của các quốc gia nhé!

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí