Các loại ngữ được phân theo cấu trúc ngữ pháp
Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan hệ ngang bằng, nối tiếp hoặc lựa chọn.
Ví dụ:
我和你 | wǒ hé nǐ | Tôi và anh |
读并翻译 | dú bìng fānyì | Đọc và dịch |
又快又好 | yòu kuài yòu hǎo | Vừa nhanh vừa tốt |
分析研究 | fēnxī yánjiū | Phân tích nghiên cứu |
聪明而认真 | cōngmíng ér rènzhēn | Thông minh và chăm chỉ |
Ngữ chính phụ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa hai từ trong ngữ có quan hệ bổ nghĩa, hạn chế, có phân biệt chính và phụ.
Ví dụ:
我哥哥 | wǒ gēge | Anh trai tôi |
非常干净 | fēicháng gānjìng | Vô cùng sạch sẽ |
能够理解 | nénggòu lǐjiě | Có thể hiểu |
简单的问题 | jiǎndān de wèntí
| Vấn đề đơn giản |
Ngữ động tân do hai từ tạo thành, từ đừng trước biểu thị hành vi động tác, từ phía sau là đối tượng bị động tác hành vi chi phối hoặc liên quan tới hành vi động tác.
Ví dụ:
下雨 | xiàyǔ | Mưa |
爱干净 | ài gānjìng | Thích sạch sẽ |
走了两个人 | Zǒu le liǎng ge rén | Đã đi hai người |
Ngữ chủ vị do hai từ tạo thành, giữa hai từ có quan hệ trần thuật và bị trần thuật.
Ví dụ:
身体好 | shēntǐ hǎo | Khỏe mạnh |
思想解放 | sīxiǎng jiěfàng | Tư tưởng giải phóng |
他高个子 | tā gāo gèzi
| Anh ta vóc người cao |
Ngữ bổ sung do hai từ tạo thành, từ phía trước biểu thị động tác hay tính chất, từ (hoặc ngữ) phía sau có tác dụng bổ sung, nói rõ cho từ phía trước. Ví dụ:
看完 | kàn wán | Xem xong |
说清楚 | shuō qīngchu | Nói rõ |
拿走 | ná zǒu
| Cầm đi |
跳过去 | tiào guòqu | Nhảy qua |
走出来 | zǒu chūlai | Đi ra |
好起来 | hǎo qǐlai | Tốt lên |
饿死了 | è sǐle | Đói chết mất |
冷极了 | lěng jíle | Lạnh lắm |
写不好 | xiě bù hǎo | Viết không đẹp |
搬不动 | bān bù dòng | Chuyển không nổi |
去两次 | qù liǎng cì | Đi hai lần |
爬不上去 | pá bù shàngqù | Không thể leo lên được |
长得高高的 | zhǎng dé gāogāo de | Lớn (mọc) lên rất cao |
学了两个小时 | xuéle liǎng ge xiǎoshí
| Đã học hai tiếng đồng hồ |
Ngữ liên động do hai hay nhiều động từ hoặc ngữ động từ tạo thành. Từ ngữ phía sau có thể là tính từ hoặc ngữ tính từ tạo thành.
Giữa các từ không có quan hệ liên hợp, chính phụ, động tân, chủ vị, bổ sung. Về ý nghĩa, mỗi từ đều có quan hệ với cùng một chủ ngữ và có quan hệ với nhau.
Ví dụ:
开门出去 | kāi mén chūqu | Mở cửa đi ra |
来参观 | lái cānguān | Đến tham quan |
坐着看书 | zuòzhe kàn shū | Ngồi đọc sách |
有办法解决 | yǒu bànfǎ jiějué
| Có cách giải quyết |
Ngữ kiêm ngữ do một ngữ động tân và một ngữ chủ vị lồng vào nhau tạo thành, tân ngữ của ngữ động tân đồng thời là chủ ngữ của ngữ chủ vị phía sau.
Ví dụ
叫他来 | jiào tā lái
| Gọi anh ta đến |
有人敲门 | yǒu rén qiāo mén | Có người gõ cửa |
Trong hai ví dụ trên, “他” và “人” là kiêm ngữ.
Ngữ phúc chỉ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, chúng chỉ cùng một người hay sự vật, cùng làm một thành phần câu. Ngữ phúc chỉ có tính chất như ngữ danh từ.
Ví dụ:
他们两个 | Tāmen liǎng ge | Hai đứa chúng nó |
毕业那天 | bìyè nà tiān | Ngày tốt nghiệp |
首都河内 | shǒudū Hénèi | Thủ đô Hà Nội |
“故乡”这首歌 | “Gùxiāng” zhè shǒu gē | Bài hát “Quê hương” này |
Ngữ giới tân thường do một giới từ và một danh từ, đại từ hoặc ngữ danh từ tạo thành, thường làm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu.
Ví dụ:
在家里(休息) | zài jiāli (xiūxi) | (nghỉ) ở nhà |
把交卷(送给我) | bǎ jiāojuǎn (sòng gěi wǒ) | (tặng tôi) cuộn phim |
从河内(来) | cóng Hénèi (lái) | Từ Hà Nội (đến) |
关于这个地方的(历史) | guānyú zhè ge dìfang de (lìshǐ)
| (lịch sử) về mảnh đất này |
Ngữ phương vị do phương vị từ đứng phía sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm trạng ngữ, chủ ngữ, định ngữ, tân ngữ trong câu.
床上 | chuáng shang | Trên giường |
柜台后边 | guì tái hòubian | Sau quầy hàng |
天亮以前 | tiān liàng yǐqián | Trước khi trời sáng |
越南以东 | Yuènán yǐdōng | Phía đông Việt Nam |
11. Ngữ chữ “的”
Khi viết hoặc nói, nếu danh từ trung tâm đã xuất hiện ở trước, ở sau hoặc không cần thiết nêu ra thì có thể bỏ đi.
Trong trường hợp danh từ trung tâm được lược bỏ đi, ta sẽ có ngữ chữ “的”. Ngữ này chính là do định ngữ vốn có và trợ từ kết cấu “的” tạo thành.
Ví dụ:
我要买上衣,让我看那件黄色的。
Tôi muốn mua áo, cho tôi xem cái (áo) màu vàng kia.
他有两个孩子,大的十岁,小的五岁。
Ông ấy có hai đứa con, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi.
Trong hai ví dụ trên, “那件黄色的”, “大的”, “小的” là các ngữ chủ “的”.
Ngữ chủ “的” dùng để thay thế cho một danh từ, ý nghĩa và cách dùng của nó tương đương với ngữ danh từ, có thể làm định ngữ, tân ngữ và chủ ngữ. Ngữ tương đương trong tiếng Việt không thể làm chủ ngữ.
Ví dụ: 她说的不是上海话。
Tiếng cô ấy nói không phải là tiếng Thượng Hải.
Ngữ so sánh do trợ từ so sánh đứng sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ v.v..
Ví dụ:
像大海一样 | xiàng dàhǎi yīyàng | Như biển rộng |
黑夜似的 | hēiyè shìde | Như đêm tối |
钢铁般 | gāngtiě bān
| Như sắt thép |
Ghi chú:
Ngữ phân theo kết cấu ngữ pháp còn một số loại nữa, như:
13. Ngữ phức tạp
Các ngữ nêu trên đều do hai hay nhiều từ tạo thành. Trong thực tế có thể có các ngữ do hai hay nhiều ngữ tạo thành, nói cách khác là các loại ngữ đã nêu ở trên có thể lồng vào nhau tạo thành ngữ phức tạp.
Ví dụ: 被张老师的孩子(骑去了)
Ngữ trên là ngữ giới tân, bộ phận “tân” lại là một ngữ chính phụ.
上街买菜
Ngữ trên là ngữ liên động, do hai ngữ động tân “上街” và “买菜” tạo thành.
Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương với danh từ, gồm các loại nhỏ như sau