GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

Các loại ngữ phân theo chức năng ngữ pháp

  1. Ngữ có tính chất danh từ (ngữ danh từ)

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương với danh từ, gồm các loại nhỏ như sau:

  1. Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là danh từ

Ví dụ: 学生食堂;来的人

  1. Ngữ liên hợp mà các thành phần là danh từ, đại từ

Ví dụ: 我和他,张老师和他爱人

  1. Ngữ phúc chỉ

Ngữ do hai từ cùng chỉ chung một người, một vật, một sự việc.

Ví dụ:

我们大家

wǒmen dàjiā

Mọi người chúng ta

阮文英经理

Ruǎn Wényīng jīnglǐ

 

Giám đốc Nguyễn Văn Anh

 

  1. Ngữ phương vị

Ngữ do danh từ phương vị và thành phần phụ trước nó tạo thành.

Ví dụ:

我们之间

wǒmen zhī jiān

Giữa chúng ta

大地上

dàdì shang

Trên mặt đất

 

  1. Ngữ số lượng

Ngữ do số từ và danh lượng từ kết hợp tạo thành.

Ví dụ: 一间(房子);两个(朋友)

  1. Ngữ chữ “

Ngữ do trợ từ kết cấu “的” đứng sau từ ngữ khác tạo thành.

Ví dụ: 卖报的;我的

  1. Ngữ chủ vị mà phần “vị” là ngữ danh từ

Ví dụ:

他西贡人

 

tā Xīgòng rén

Anh ta người Sài Gòn

她高高的个子

tā gāogāo de gèzi

Cô ta dáng người cao cao

 

  1. Ngữ có tính chất động từ (ngữ động từ)

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương với động từ, gồm các loại nhỏ dưới đây:

  1. Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là động từ

Ví dụ: 不走,才来,慢慢地说

  1. Ngữ liên hợp mà các thành phần là động từ

Ví dụ: 读并翻译;改革开放 (gǎigé kāifàng: cải cách mở cửa)

  1. Ngữ động tân

Ví dụ: 喜欢游泳,是学生

  1. Ngữ bổ sung

Ví dụ: 走累,跑得很快,拿出来,休息一会儿

  1. Ngữ liên động

Ví dụ: 买报看;趟着抽烟

  1. Ngữ kiêm ngữ

Ví dụ: 请他来,有个妹妹是画家

  1. Ngữ chủ vị mà phần vị là động từ

Ví dụ:思想解放

  1. Ngữ có tính chất tính từ(ngữ tính từ)

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương tính từ. Gồm các loại nhỏ dưới đây:

  1. Ngữ chính phụ mà từ trung tâm là tính từ

Ví dụ: 很好,已经红了

  1. Ngữ liên hợp mà các thành phần là tính từ

      Ví dụ: 又快又好;勤劳而勇敢 (qínláo ér yǒnggǎn: cần cù dũng cảm

  1. Ngữ bổ sung mà thành phần “vị” là tính từ

Ví dụ: 漂亮极了;好得很;高兴得跳起来

  1. Ngữ chủ vị mà phần “vị” tính từ

Ví dụ: 身体健康, 学习用功

 

  1. Ngữ khác

Ngoài ba loại trên, còn có các loại ngữ khác như ngữ giới tân, ngữ so sánh...đã giới thiệu ở phần trên; có sách còn gọi là ngữ phó tính từ.

 

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Các loại ngữ được phân theo cấu trúc ngữ pháp

Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan hệ ngang bằng, nối tiếp hoặc lựa chọn.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Từ tượng thanh

Đây là lượng từ mô phỏng âm thanh

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Thán từ

Thán từ là loại từ biểu thị một t ình cảm mãnh liệt, hoặc biểu thi sự kêu gọi và ứng đáp.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí