GMG Việt nam - Gioitiengtrung.vn

TỪ LOẠI TRONG TIẾNG TRUNG

  1. Danh từ (名词 Míngcí)

     Danh từ là loại từ biểu thị tên của người và sự vật. Xét về mặt ý nghĩa, có những loại danh từ sau:

  1. Danh từ chung:
  2. Danh từ riêng:
  3. Danh từ trừu tượng:
  4. Danh từ nơi chốn:
  5. Danh từ phương vị (phương vị từ): 上,外,旁边 (pángbiān:bên cạnh),以北 (yǐ běi: về phía bắc),后头 (hòutou: phía sau) …

     * Đặc điểm ngữ pháp của danh từ

  1. Nói chung không nhận sự bổ nghĩa của phó từ.

     Ví dụ: không nói 不人,很问题…

  1. Phía trước có thể thêm ngữ số lượng biểu thị số lượng người, đồ vật…

     Ví dụ: 两个学生,四本书…

  1. Danh từ chỉ người có thể thêm “们” ở phía sau đểbiểu thị số nhiều.

     Ví dụ: 老师们,会机员们 (kuàijìyuánmen: những người kế toán) …

  1. Một số danh từ trừu tượng một khi nhận sự bổ nghĩa của phó từ sẽ trở thành tính từ.

      Ví dụ: 不道德 (Bù dàodé: không đạo đức), 很理想 (hěn lǐxiǎng: rất lí tưởng)

  1. Danh từ thường làm chủ ngữ, tân ngữ, định ngữ trong câu; danh từ chỉ thời gian, nơi chốn còn có thể làm trạng ngữ.

     Ví dụ:

     飞机起了。             (Máy bay cất cánh rồi)          <chủ ngữ>

      我买票。                  ( Tôi mua vé)                            <tân ngữ>

      春天的天气很好。  ( Thời tiết mùa xuân rất tốt)     <định ngữ>

      星期三我不上课。  ( Thứ tư tôi không đi học)        <trạng ngữ>

     Phương vị từ:

     Phương vị từ là danh từ chỉ phương hướng vị trí, là loại từ tương đối đặc biệt, có tính chất hư từ.

     Phương vị từ có hai loại: đơn và kép.

  • Phương vị từ đơn: 上,下,前,后,左,右,动,西,南,北,外,中,内,间,旁…
  • Phương từ kép: Có ba cách tạo thành:
  1. Do phương vị từ đơn kết hợp với các tiền tố “以”,“之”

     Ví dụ: 以上,一下,以前,以后,之中,之间…

  1. Do phương vị từ đơn kết hợp với các hậu tố “边”,“面”,“头”,các hậu tố này được đọc thanh nhẹ.

     Ví dụ: 左边,旁边,外面,上头,里头,前头…

  1. Ghép hai phương vị từ đơn với nhau.

     Ví dụ: 上下,左右,里外,前后…

     * Đặc điểm ngữ pháp của phương vị từ

  1. Phương vị từ ghép có thể đơn độc làm thành phần câu, phương từ đơn rất ít khi đơn độc làm thành phần câu.

     Ví dụ: 面前就是饭店。                                         <Chủ ngữ>

                Phía trước chính là khách sạn.                    

                北边的大楼是教室楼。                             <Định ngữ>

                Tòa lầu phía bắc là lớp học.

                我站后面。                                                 <Tân ngữ>

                Tôi đứng sau.

  1. Công dụng thường xuyên hơn của phương vị từ là đứng sau từ hoặc ngữ tạo nên ngữ phương vị làm các thành phần câu.

     Ví dụ: 教室里               trong lớp học

                 上大学以后      sau khi vào đại học

                 我们俩之间      giữa hai chúng tôi

  1. Ngữ phương vị có khi không biểu thị ý nghĩa phương vị mà biểu thị ý nghĩa về thời gian hoặc ý nghĩa trừu tượng khác.

     Ví dụ: 学习上      trong học tập

               吃饭之前   trước khi ăn cơm

 

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Các loại ngữ phân theo chức năng ngữ pháp

Ngữ có chức năng ngữ pháp tương đương với danh từ, gồm các loại nhỏ như sau

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Các loại ngữ được phân theo cấu trúc ngữ pháp

Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan hệ ngang bằng, nối tiếp hoặc lựa chọn.

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

Từ tượng thanh

Đây là lượng từ mô phỏng âm thanh

Câu hỏi thường gặp

Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Thẻ sau khi hết có được gia hạn không ạ hay phải mua thẻ khác?
Học với giáo viên ntn ?
Học với giáo viên ntn ?
Các gói học online
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

hương

Nguyễn Thị Hương - Học Viên T02

 Lê Thị Thắm - Học Viên T06

thắm

Lê Thị Thắm - Học Viên T06

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

theme/frontend/images/noimage.png

Học thử miễn phí